BÀI 8
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với tính từ trong tiếng Nhật.
Trong Tiếng Nhật có hai loại tính từ :
+ いけいようし : tính từ い
+ なけいようし : tính từ な
1. Tính từ な
a. Thể khẳng định ở hiện tại:
Khi nằm trong câu, thì đằng sau tính từ là từ です
Ví dụ:
さくらださんはきれいです。
(Chị Sakura xinh đẹp.)
b. Thể phủ định ở hiện tại:
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ じゃ ありません, không có です
Ví dụ:
ひろさんはげんきじゃありません。
(Hiro không khỏe)
c. Thể khẳng định trong quá khứ
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ でした
Ví dụ:
このまちはとてもすてきでした。
(thành phố này từng rất tuyệt vời)
d. Thể phủ định trong quá khứ
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ じゃ ありませんでした
Ví dụ:
Aさんはげんきじゃありませんでした。
(A đã không khỏe.)
* Lưu ý: Khi tính từ な đi trong câu mà đằng sau nó không có gì cả thì chúng ta không viết chữ な vào.
Ví dụ:
Aさんはげんきじゃありません。(đúng)
(A không khỏe.)
Aさんはげんきなじゃありませんでした。(sai)
Sai vì có chữ な đằng sau tính từ.
e. Theo sau tính từ là danh từ chung
Khi đằng sau tính từ là danh từ chung thì mới xuất hiện chữ な
Ví dụ:
ゆきさんはきれいなおんなのひとです。
(Yuki là người con gái xinh đẹp)
Tác dụng: Làm nhấn mạnh ý của câu.
2.Tính từ い
a. Thể khẳng định ở hiện tại:
Khi nằm trong câu, thì đằng sau tính từ là từ です
Ví dụ:
このおてらはふるいです。
(ngôi chùa này thì cổ)
b. Thể phủ định ở hiện tại:
Khi ở phủ định, tính từ い sẽ bỏ い đi và thêm vào くない、vẫn có です
Ví dụ:
きょうはすずしくないです。
(hôm nay không mát mẻ)
Trong câu trên, tính từ đuôiい đã bỏ い thêm くない .
c. Thể khẳng định trong quá khứ
Ở thể này, tính từ い sẽ bỏ い đi và thêm vào かった, vẫn có です
Ví dụ:
きのう、すずしかったです。
(Hôm qua thời tiết mát mẻ)
Trong câu trên, tính từ đã bỏ い thêm かった.
d. Thể phủ định trong quá khứ
Ở thể này, tính từ い sẽ bỏ い đi và thêm vào くなかった, vẫn có です
Ví dụ:
きのう、すずしくなかったです。
(Ngày hôm qua trời không mát)
Lưu ý: Đối với tính từ い khi nằm trong câu ở thể khẳng định đều viết nguyên dạng.
Ví dụ: いそがしい khi nằm trong câu ở thể khẳng định vẫn là いそがしい
e. Theo sau tính từ là danh từ chung
Khi đằng sau tính từ là danh từ chung thì vẫn giữ nguyên chữ い
Ví dụ:
すしはおいしいりょうりです。
( Sushi là món ăn ngon)
Tác dụng: nhấn mạnh ý của câu.
f. Tính từ い đặc biệt
Đó chính là tính từ いい (tốt). Khi đổi sang phủ định trong hiện tại, khẳng định ở quá khứ,
phủ định ở quá khứ thì いい sẽ đổi thành よ, còn khẳng định ở hiện tại thì vẫn bình thường.
Ví dụ:
いいです : khẳng định ở hiện tại
よくないです : phủ định trong hiện tại
よかったです : khẳng định ở quá khứ
よくなかったです : phủ định ở quá khứ3. Cách sử dụng あまり và とても
a. あまり: được dùng để diễn tả trạng thái của tính từ, luôn đi cùng với thể phủ định của tính từ có nghĩa là không~lắm
Ví dụ:
Tính từ な
Aさんはあまりげんきじゃありません。
(Anh A không khỏe lắm)
Tính từ い
このおてらはあまりふるくないです。
(ngôi chùa này không cổ lắm)
b. とても: được dùng để diễn tả trạng thái của tính từ, luôn đi cùng với thể khẳng định của
tính từ có nghĩa là rất~
Ví dụ:
Tính từ な
このうたはとてもすてきです。
(Bài hát này thật tuyệt vời)
Tính từ い
このじどうしゃはとてもたかいです。
(Chiếc xe hơi này rất mắc)
4. Các mẫu câu
a. Mẫu câu 1:
S + は + どう + ですか
Cách dùng: Dùng để hỏi một vật hay một người nào đó (ít khi dùng) có tính chất như thế nào.
Ví dụ:
ふじさんはどうですか。
(Núi Phú Sĩ trông như thế nào vậy?
ふじさんはたかいです。
(Núi Phú Sĩ thì cao)
b. Mẫu câu 2:
S + は + どんな + danh từ chung + ですか
Cách dùng: Dùng để hỏi một nơi nào đó, hay một quốc gia nào đó, hay ai đó có tính chất như thế nào (tương tự như mẫu câu trên nhưng nhấn mạnh ý hơn)
Ví dụ:
Aさんはどんなひとですか。
(Anh A là một người như thế nào?)
Aさんはしんせつなひとです。
(Anh A là một người tử tế)
ふじさんはどんなやまですか。
(Núi Phú Sĩ là một ngọn núi như thế nào?)
ふじさんはたかいやまです。
(Núi Phú Sĩ là một ngọn núi cao)
Cần lưu ý là khi trong câu hỏi từ hỏi là どんな thì khi trả lời bắt buộc bạn phải có danh từ
chung đi theo sau tính từ い hoặc な theo như ngữ pháp mục e của hai phần 1 và 2.
c. Mẫu câu 3:
ひと + の + もの + は + どれ + ですか
Cách dùng: Dùng để hỏi trong nhiều đồ vật thì cái nào là của người đó.
Ví dụ:
Aさんのかばんはどれですか
(cặp của anh A là cái nào?)
.......このきいろいかばんです
(là cái cặp màu vàng này)
d. Mẫu câu 4:
S + は + Adj 1 + です、そして + Adj2 + です
Cách dùng: そして là từ dùng để nối hai tính từ cùng ý (rẻ với ngon ; đẹp với sạch ; đắt với
dở,...) với nhau, có nghĩa là ~ và ~/~ rồi thì ~
Ví dụ:
ホーチミンしはにぎやかです、そしてきれいです。
(Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp và sạch sẽ)
e. Mẫu câu 5:
S + は + Adj1 + です が、 Adj2 + です
Cách dùng: Mẫu câu này trái ngược với mẫu câu trên, dùng để nối hai tính từ mà một bên là khen về mặt nào đó, còn bên kia thì chê mặt nào đó (rẻ nhưng dở ; đẹp trai nhưng xấu bụng,...).
Ví dụ:
ベトナムのたべものはたかいですが、おいしいです。
(Thức ăn của Việt Nam mắc nhưng mà ngon)
BÀI 7
I. NGỮ PHÁP - MẪU CÂU
Mẫu câu 1:
Cấu trúc:どうぐ <dụng cụ> + で + なに+ を + Vます
Cách dùng: Làm gì bằng dụng cụ gì đó.
Ví dụ:
わたしはガステーブルでにくをやきます。
(Tôi nướng thịt bằng bếp ga)
わたしははさみでかみをきります。
[Tôi cắt tóc bằng kéo ( hoặc cắt giấy cũng được )]
あなたはなんでごはんをたべましたか。
(bạn ăn cơm bằng gì thế?)
きのうわたしははしでばんごはんをたべました。
(tôi đã ăn cơm bằng đũa.)
Mẫu câu 2:
Cấu trúc:~は + こんご(Ngôn ngữ)+ で <de> + なんですか <nan desuka>
Cách dùng: Dùng để hỏi xem một từ nào đó theo ngôn ngữ nào đó đọc là gì.
Ví dụ:
このかんじはにほんごでなんですか。
(Chữ kanji này tiếng Nhật là gì thế ?)
このかんじはにほんごで <えん> です。
(chữ kanji này tiếng nhật là En- duyên)
Mẫu câu 3:
Cấu trúc:だれ + に + なに + を + あげます
Cách dùng: Khi tặng ai cái gì đó
Ví dụ:
わたしはははにはなをあげます。
(Tôi tặng hoa cho mẹ)
Mẫu câu 4:
Cấu trúc:だれ + に + なに + を + もらいます
Cách dùng: Dùng để nói khi mình nhận một cái gì từ ai đó.
Ví dụ:
わたしはせんせいにてちょうをもらいます。
(Tôi nhận sổ tay từ thầy/cô giáo)
Mẫu câu 5:
Cấu trúc:
+ Câu hỏi:
もう + なに + を + Vましたか
+Trả lời:
はい、もう Vました。
いいえ、まだです。
Cách dùng:Dùng để hỏi một ai đó đã làm công việc nào đó chưa
Ví dụ:
あなたはもうレポートをだしましたか。
(bạn đã gửi báo cáo chưa?)
はい、もうだしました。
(Vâng, tôi đã gửi rồi)
いいえ、まだです。
(Chưa, tôi chưa gửi)
Lưu ý :
+Sự khác nhau giữa hai động từ べんきょうします và ならいます đều có nghĩa là học. Nhưng べんきょうします nghĩa là tự học, còn ならいます thì có nghĩa là học từ ai đó, được người nào truyền đạt.
+Có thể thêm vào các yếu tố đã học như ở đâu, dịp gì...... cho câu thêm sống động. Và với động từ かします: cho mượn; かります: mượn, おしえます : dạy và ならいます <naraimasu> : học thì các mẫu câu cũng tượng tự như vậy.
+Nếu câu tiếng Việt của mình ví dụ là :
"Bạn tôi cho tôi món quà" thì khi bạn viết ra tiếng Nhật thì phải viết là "Tôi nhận món quà từ bạn tôi" chứ không thể viết là "Bạn tôi cho tôi món quà" vì đối với người Nhật thì đó là điều bất lịch sự. Đối với người Nhật thì họ luôn nói là họ nhận chứ không bao giờ nói là người khác cho mình.
BÀI 5
I. MẪU CÂU
1.Mẫu Câu 1
Cấu trúc :
_Chủ ngữ_はなにをしますか 。
Cách dùng : Dùng để hỏi ai đó đang (sẽ; thường) làm gì
Ví dụ :
あなたはなにをしますか 。
(Bạn đang làm gì đó ?)
わたしはゲームをします。
(Tôi đang chơi game)
あなたは しゅうまつ なにをしますか。
(Cuối tuần bạn thường làm gì)
あなたは きのうのばん なにをしましたか。
(Tối qua bạn đã làm gì)
2. Mẫu Câu 2
Cấu trúc :
_Chủ ngữ_はだれとなにをしますか 。
Cách dùng : Dùng để hỏi người nào đó đang làm gì với ai
Ví dụ :
あなたはだれとしょくじをしますか。
(Bạn đang dùng bữa với ai thế)
わたしはかぞくとりょこうをします。
(Tôi đang đi du lịch với gia đình)
3. Mẫu Câu 3
Cấu trúc :
_Chủ ngữ_はどこでなにをしますか
Cách dùng : Dùng để hỏi một người nào đó đang làm gì ở một nơi nào đó.
Ví dụ :
あなたはがっこうでなにをしますか。
(Bạn đang làm gì ở trường thế?)
わたしはがっこうでえいごをべんきょうします。
(Tớ đang học tiếng anh ở trường)
4. Mẫu Câu 4
Cấu trúc :
_Chủ ngữ_だれとなんでどこへいきます 。
Cách dùng : Dùng để nói một người nào đó cùng với ai, đi đến đâu bằng phương tiện gì.
Ví dụ : わたしはははと タクシーで スーパーへいきます。
(Tôi với mẹ đi đến siêu thị bằng taxi)
5. Mẫu Câu 5
Cấu trúc :
_Chủ ngữ_はなにをどうし(Động từ) か。
Cách dùng : Đây là dạng câu hỏi có, không để hỏi ai về một vấn đề gì đó.
Ví dụ :
あなたはさっきたばこをすいましたか。
(lúc nãy bạn đã hút thuốc lá à?)
はい、すいました。
(Có)
いいえ、すいませんでした。
(Không)
Chú ý: Trong các mẫu câu trên các bạn có thể thêm vào thời gian cho phù hợp với câu và động từ.
Ghi chú:
だれ <dare> : ai
どこ <doko> : ở đâu
なに <nani> : cái gì (dùng cho danh từ)
なん <nan> : cái gì (dùng cho động từ)
どうし <doushi> : động từ
します <shimasu> : chơi, làm
Phụ chú :
Các thể trong động từ :
a) Thể khẳng định
Đuôi của động từ là ます<masu>
Ví dụ : いきます<ikimasu>
かえります <kaerimasu>
b) Thể phủ định
Đuôi của động từ là ません <masen>
Ví dụ : いきません <ikimasen>
かえりません <kaerimasen>
c) Thể nghi vấn
Thêm từ か <ka> vào sau động từ
Ví dụ : みますか<mimasuka> : Có xem không ?
d) Thể khẳng định trong quá khứ
Đuôi của động từ là ました<mashita>
Ví dụ : みました<mimashita> : Đã xem rồi
e) Thể phủ định trong quá khứ
Đuôi của động từ là ませんでした<masendeshita>
Ví dụ : みませんでした<mimasendeshita> : Đã không xem
f) Thể nghi vấn trong quá khứ
Như thể nghi vấn của động từ ở hiện tại
Ví dụ : みましたか<mimashitaka> : Có xem không (trong quá khứ ?)
Chú ý : trong câu khẳng định và nghi vấn có động từ không dùng です <desu>ở cuối câu, です <desu> chỉ dùng cho danh từ.
BÀI 6
I. NGỮ PHÁP - MẪU CÂU
1/ Ngữ Pháp : いつも<itsumo> ( Lúc nào cũng..... )
Dùng ở thì hiện tại, chỉ một thói quen thường xuyên.
Cấu trúc :
( thời gian ) + Chủ ngữ + は<wa> + いつも<itsumo> + なに<nani>, どこ<doko> + を<o>, へ<e> + động từ
Ví dụ : わたしはいつもそのみせで6じはんにあさごはんをたべます。
( Tôi thì lúc nào cũng ăn sáng ở cửa hàng đó lúc 6 rưỡi)
2/ Ngữ Pháp : いっしょに<ishshoni> (Cùng nhau)
Dùng để mời một ai đó làm việc gì cùng với mình.
Cấu trúc :
Câu hỏi : (thời gian) + Chủ ngữ + は + いっしょに + nơi chốn + で + なに+ を; へ; に + Động từ + ませんか
Câu trả lời :
Đồng ý : ええ, động từ + ましょう
Không đồng ý : V + ません (ちょっと....<chotto....>
Ví dụ :
いっしょに こうえんへいきませんか。
(Cùng đi đến công viên không?)
あした、わたしはいっしょにレストランでひるごはんをたべませんか
<ashita watashi wa ishshoni RESUTORAN de hirugohan o tabemasen ka>
(Ngày mai tôi với bạn cùng đi ăn trưa ở nhà hàng nhé? )
Đồng ý : ええ、たべましょう
<ee, tabamashou><Vâng, được thôi>
Không đồng ý : たべません(ちょっと...)
<tabemasen, (chotto....)>
[Không được (vì gì đó....)]
Lưu ý : Cũng có thể thêm vào các yếu tố như : với ai, ở đâu... cho câu thêm phong phú.
BÀI 4
I. MẪU CÂU - NGỮ PHÁP
Ngữ Pháp
Động Từ
Động từ chia làm 3 lọai :
- Động từ quá khứ
- Động từ hiện tại
- Động từ tương lai
a) Động từ hiện tại - tương lai
Có đuôi là chữます<masu>
Ví dụ :
わたしはじゅういちじにねます。
( tôi ngủ lúc 11 giờ )
わたしはみずをのみます。
( tôi uống nước)
- Nếu trong câu có từ chỉ tương lai như :あした (ngày mai)... thì động từ trong câu đó là tương lai
Ví dụ :
わたしはあしたぎんこうへいきます。
<watashiwa ashita ginkou e ikimasu>(Ngày mai tôi đi ngân hàng)
( Chữ e ở câu trên viết làへ<he>nhưng đọc là e vì đây là trợ từ )
b) Động từ quá khứ
Có đuôi là chữました<mashita>
Ví dụ :
ねました<nemashita>(đã ngủ)
たべました<tabemashita>(đã ăn)
Hiện tại sang quá khứ :ますーました<masu - mashita>
( bỏ chữ su thêm chữ shita vào )
Trợ Từ theo sau động từ có nhiều trợ từ, nhưng đây là 3 trợ từ ở sơ cấp :
a)へ<he>(đọc là e) : Chỉ dùng cho 3 động từ
-いきます<ikimasu>: đi
-きます<kimasu>: đến
-かえります<kaerimasu>: trở về
b)を<o>(chữを<o>thứ hai) : Dùng cho các tha động từ
c)に<ni>: dùng cho các động từ liên quan đến thời gian như
-ねます<nemasu>: ngủ
-おきます<okimasu>: thức dậy
-やすみます<yasumimasu>: nghỉ ngơi
-おわります<owarimasu>: kết thúc
Đặc Biệt :あいます<aimasu>( gặp )
Ví dụ :
わたしはたばこをすいます。
<watashi wa tabako o suimasu>( tôi hút thuốc lá )
わたしはさくらだせんせいにあいます。
<watashi wa Sakurada sensei>( tôi gặp cô Sakurada )